Ngày đăng: 06/10/2018 | Chuyên mục: Hóa đơn điện tử, Nghiệp vụ thuế | Lượt xem: 1755


     

KTHN Group Với mục đích hỗ trợ các bạn kế toán có sự hình dung rõ hơn về công việc của kế toán nhập khẩu ngoài thực tế, dưới đây KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP xin chia sẻ cùng bạn đọc Những điều lưu ý về kê khai thuế, hạch toán Thuế nhập khẩu.

Như các bạn đã biết Tỷ giá là một trong những thay đổi lớn của thông tư 200/2014/TT-BTC, do đó việc ghi nhận tỷ giá của hàng hóa nhập khẩu cũng có những thay đổi. Vậy doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa ghi nhận hàng nhập khẩu như thế nào? Khi nào thì được kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu?

Xem thêm:

>> Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 QĐ về hóa đơn điện tử

>> Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

>> Hỗ trợ kê khai thuế mới nhất phiên bản HTKK 4.0.7 ngày 25/09/2018

>> Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018

1.  Về vấn đề Kê khai thuế.

Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 1, Khoản 10 Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”

Căn cứ theo quy định trên thì hàng hóa nhập khẩu để được kê khai và khấu trừ thuế cần phải có chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu. Doanh nghiệp không được phép kê khai thuế GTGT của hàng nhập khẩu khi chưa có chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.

2. Tỷ giá ghi nhận giá trị hàng theo chính sách thuế.

Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 2, Khoản 4 Sửa đổi, bổ sung Điều 27 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:

“Điều 27. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.

…..

3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

– Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.”

Căn cứ theo quy định trên thì tỷ giá để xác định giá trị hàng mua tuân theo quy định đối với tỷ giá theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

3. Hạch toán kế toán.

a. Chính sách kế toán.

Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC. tại Điều 23 quy định Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho như sau:

“10. Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước). Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. Chi tiết về kế toán chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.”

Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 69 Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái như sau:

“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:

…..

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh……

1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

…..

– Các tài khoản phản ánh tài sản. Riêng trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản).”

Căn cứ theo các quy định trên thì:

– Giá trị hàng hóa được ghi nhận như sau:

+ Nếu hàng hóa chưa thanh toán cho người bán: Giá trị hàng hóa ghi nhận theo tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở giao dịch.

+ Nếu doanh nghiệp đã ứng trước tiền hàng: Giá trị hàng hóa được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước.

– Các loại thuế phải nộp khâu nhập khẩu như thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT được ghi nhận theo tỷ giá tính thuế khâu nhập khẩu của cơ quan Hải quan.

b. Hạch toán.

– Khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản cố định:

Nợ TK 152, 156, 211

    Có TK 331

    Có TK 3332

    Có TK 3333

     Có TK 33381

– Nộp thuế khâu nhập khẩu

Nợ TK 333

   Có TK 111, 112

– Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ:

Nợ TK 133

   Có TK 3331

– Các chi phí phát sinh vận chuyển hàng nhập khẩu:

Nợ TK 152, 156, 211

Có TK 111, 112

4. Ví dụ:

Doanh nghiệp nhập khẩu một lô hàng hóa A với giá CIF là 50.000 USD, thuế NK 25%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Doanh nghiệp đã nộp toàn bộ số thuế cho ngân sách nhà nước bằng TGNH.

– TH1: Doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán.

– TH2: Doanh nghiệp đã ứng trước cho người bán là 25.000 USD

Xác định giá trị của lô hàng nhập khẩu biết tỷ giá bán ra của ngân hàng là 1USD = 21.700 đồng, tỷ giá tại thời điểm ứng trước là 1USD = 21.600 đồng, tỷ giá của hải quan 1USD = 21.670 đồng.

TH1: Doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán

Giá mua của hàng hóa = 50.000 x 21.700 = 1.085.000.000 đồng

Thuế NK = 50.000 x 25% x 21.670 = 270.875.000 đồng.

Thuế GTGT = (50.000 + 50.000*25%) x 10% x 21.670 = 135.437.500 đồng

Giá trị của lô hàng nhập khẩu = 1.085.000.000 + 270.875.000 = 1.355.875.000 đồng.

TH2: Doanh nghiệp đã ứng trước cho người bán là 25.000 USD.

Giá mua của hàng hóa = 25.000 x 21.600 + 25.000 x 21.700 = 1.082.500.000 đồng

Thuế NK = 50.000 x 25% x 21.670 = 270.875.000 đồng.

Thuế GTGT = (50.000 + 50.000 x 25%) x 10% x 21.670 = 135.437.500 đồng

Giá trị của lô hàng nhập khẩu = 1.082.500.000 + 270.875.000 = 1.353.375.000 đồng.

 

Xem thêm:

>> Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 QĐ về hóa đơn điện tử

>> Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

>> Hỗ trợ kê khai thuế mới nhất phiên bản HTKK 4.0.7 ngày 25/09/2018

>> Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất 2018