Ngày đăng: 21/10/2014 | Chuyên mục: Nghiệp vụ thuế | Lượt xem: 1500


     

NHÓM HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ IN HÓA ĐƠN ĐẶT IN

Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Thông tư số 10/2014/TT-BTC kế thừa Nghị định 52/2010/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về hóa đơn theo 8 nhóm hành vi. Trong đó, có nhóm hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in.

 

>> Quy định xử phạt vi phạm về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử

>> Quy định xử phạt vi phạm về đặt in hóa đơn

>> Quy định xử phạt vi phạm về mua hóa đơn

     Nhóm hành vi vi phạm về in hóa đơn đặt in bao gồm 6 hành vi:

     – Hành vi vi phạm chế độ báo cáo về việc nhận in hóa đơn

    – Hành vi không thanh lý hợp đồng in, không hủy các sản phẩm in hỏng, in thưa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in

    – Hành vi nhận in hóa đơn khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định, không khai báo viêc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng

     – Hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác

     – Hành vi cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng này cho khách hàng khác

     – Hành vi in hóa đơn giả

      1. Hành vi vi phạm chế độ báo cáo về việc nhận in hóa đơn

     Đối với nhóm hành vi này, trước theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP chỉ quy định mức phạt tiền từ 1 – 5 triệu đồng. Tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Thông tư 10/2014/TT-BTC chia thành nhiều trường hợp để thuận tiện trong quá trìn áp dụng, cụ thể:

     + Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm báo cáo về việc nhận in hóa đơn sau 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn báo cáo.

     + Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm báo cáo về việc nhận in hóa đơn từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn báo cáo và có tình tiết giảm nhẹ; Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung hình phạt là 2.000.000 đồng.

     + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo về việc nhận in hóa đơn sau ngày thứ 10 kể từ ngày hết hạn báo cáo.

     2. Hành vi không thanh lý hợp đồng in, không hủy các sản phẩm in hỏng, in thưa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in

     Ngoài việc thu hẹp khung hình phạt đối với nhóm hành vi này, Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Thông tuw10/2014/TT-BTC có bổ sung làm rõ thêm thời điểm xử phạt đối với hành vi không thanh lý hợp đồng in của tổ chức nhận in hóa đơn.

     3. Hành vi nhận in hóa đơn khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định, không khai báo viêc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng

     Nội dung này cũng chỉ thay đổi thu hẹp khung phạt từ 4 – 20 triệu đồng thành 6 – 18 triệu đồng

      4. Hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác

     Đối với nhóm hành vi này, khung xử phạt cũng được thu hẹp. Ngoài ra, có bổ sung làm rõ riêng chuyển nhượng khâu in ra phim (chế bản) cho cơ sở in khác thì chỉ bị xử phạt ở mức tối thiểu của khung hình phạt.

     5. Hành vi cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng này cho khách hàng khác

     Nội dung này cũng chỉ thay đổi thu hẹp khung phạt từ 10 – 50 triệu đồng thành 15 – 45 triệu đồng.

     6. Hành vi in hóa đơn giả

     Đối với nhóm hành vi này, ngoài việc thu hẹp khung xử phạt thị tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Thông tư 10/2014/TT-BTC, tổ chức cá nhân có hành vi in hóa đơn giả còn bị phạt đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử từ 01 đến 03 tháng, giảm so với quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP trước đây là 36 tháng, đảm bảo đây là hình thức phạt bổ sung.