TÌNH HUỐNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó, hoạt động quản lý hàng tồn kho là vô cùng cần thiết. Vì vậy, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin chia sẻ với các bạn học viên một số tình huống kế toán hàng tồn kho thường gặp:
Tình huống kế toán 1: Về xác định giá trị thuần có thể thực hiện được
Tại thời điểm cuối ngày 31/12/2014, Công ty Hoàng Long còn tồn 1.000 đơn vị hàng hóa A với giá gốc là 2.000 đồng/ 1 đơn vị. Trên thị trường tại thời điểm này, giá bán của hàng hóa A là 1.950 đồng/1 đơn vị( giả sử chi phí bán hàng ước tính bằng không). Kế toán phải thực hiện xác định lại giá trị hàng tồn kho?
Trả lời:
Kế toán phải thực hiện xác định lại giá trị hàng tồn kho như sau:
Giá gốc của hàng hóa A tại Công ty Hoàng Long vào ngày 31/12/2014 là 2.000.000 đồng (= 1000 đơn vị x 2.000 đồng/ đơn vị)
Gía trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa A là 1.950.000 đồng ((= 1000 đơn vị x 1.950 đồng/ đơn vị).
Như vậy, kế toán phải tính giá trị hàng tồn kho theo giá trị thuần có thể thực hiện được là 1.950.000 đồng.
Tình huống kế toán 2: Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tại thời điểm cuối ngày 31/12/2014, Công ty Hoàng Long còn tồn 1.000 đơn vị hàng hóa A với giá gốc là 2.000 đồng/ 1 đơn vị. Trên thị trường tại thời điểm này, giá bán của hàng hóa A là 1.950 đồng/1 đơn vị( giả sử chi phí bán hàng ước tính bằng không). Công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho hàng hóa A là bao nhiêu?
Trả lời:
Công ty Hoàng Long phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho hàng hóa A là 0,05 triệu đồng (=2triệu – 1,95 triệu)
Tình huống kế toán 3: Kế toán mua nguyên vật liệu về nhập kho
Công ty A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ngày 15/09/2017 Công ty mua vật liệu X để sản xuất sản phẩm Y thuộc đối tượng chịu thuế tính theo phương pháp khấu trừ, số lượng 1.000 kg, đơn giá 50.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh toán 50% giá trị hóa đơn bằng chuyển khoản về số vật liệu X đã nhập kho công ty.
Trả lời:
Kế toán sẽ ghi nhận và trình bày nghiệp vụ mua hàng như sau:
Tổng giá trị 1.000 kg vật liệu X là 50.000.000 đồng (=50.000 đồng/kg x 1.000 kg)
Thuế GTGT được khấu trừ là 5.000.000 đồng (=10% x 50.000.000 đồng)
Tổng số tiền phải thanh toán trên hóa đơn là 55.000.000 = (50.000.000 đồng + 5.000.000 đồng )
Kế toán thực hiện hạch toán nghiệp vụ kế toán mua hàng, ghi:
Nợ TK 152: 50.000.000 đồng
Nợ TK 1331: 5.000.000 đồng
Có TK 112: 27.500.000 đồng
Có TK 331: 27.500.000 đồng
Tình huống kế toán 4: Xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp giá bán lẻ
Vào ngày 01/01/2015, Công ty A có dữ liệu về hàng tồn kho như sau: ( đơn vị tính: đồng)
Giá gốc Giá bán lẻ
Dư đầu kỳ: 6.000.000 8.000.000
Mua trong kỳ: 19.500.000 34.000.000
Hàng tồn kho cuối kỳ: (19.500.000)
Hàng tồn kho đã bán trong kỳ: 22.500.000
Phương pháp giá bán lẻ áp dụng cho doanh nghiệp sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Hàng tồn kho cuối kỳ và giá trị hàng bán trong kỳ được tính như sau:
Giá gốc 6.000.000 + 19.500.000 = 25.500.000
Giá bán lẻ 8.000.000 + 34.000.000 = 42.000.000
Tỷ lệ giá gốc so với giá bán lẻ 25.500.000/42.000.000 =61%
Hàng tồn kho cuối kỳ 19.500.000 x 61% = 11.895.000
Giá trị hàng bán trong kỳ 6.000.000 + 19.500.000 – 11.895.000 = 13.605.000
Tình huống kế toán 5: Xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp chi phí chuẩn
Ví dụ 1: Tại ngày 01/12/2016, Công ty A có số lượng hàng tồn kho là 200 đơn vị sản phẩm, chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 10.000 đồng, trong tháng đơn vị mua thêm 3 lần: 1 lần là 50 đơn vị sản phẩm với chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 11.000 đồng, lần 2 là 400 đơn vị sản phẩm với chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 12.000 đồng, lần 3 là 350 đơn vị sản phẩm với chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 14.000 đồng.
Tại ngày 31/12/2016, hàng tồn kho cuối tháng là 400 đơn vị. Nếu doanh nghiệp xác định chi phí chuẩn của một đơn vị là 10 đồng thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 400 x 10.000 = 4.000.000 đồng.
Ví dụ 2:
Doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại sau khi mua nguyên vật liệu (khoản chiết khấu này chưa được giảm trừ trong hóa đơn GTGT của những lần mua trước đó). Biết rằng tổng số lượng nguyên vật liệu đã mua được hưởng chiết khấu là 1000 tấn, mỗi tấn được hưởng chiết khấu là 500.000 đồng. Trước khi xác định số chiết khấu được hưởng, doanh nghiệp đã xuất 600 tấn NVL vào sản xuất sản phẩm ( trong đó số NVL nằm trong giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là 300 tấn; số NVL nằm trong thành phần tồn kho cuối kỳ là 100 tấn). Ngoài ra doanh nghiệp đã xuất 300 tấn NVL cho hoạt động đầu tư xây dựng TSCĐ. Cuối kỳ còn tồn kho 100 tấn NVL. Việc kế toán số chiết khấu thương mại được hưởng thực hiện như sau:
– Số chiết khấu thương mại được ghi giảm giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ:
300 tấn x 500.000đ/ tấn = 150.000.000 đồng
– Số chiết khấu thương mại được ghi giảm chi phí SXKD dở dang cuối kỳ:
200 tấn x 500.000đ/ tấn = 100.000.000 đồng
– Số chiết khấu thương mại được ghi giảm giá trị NVL cuối kỳ:
100 tấn x 500.000 đ/ tấn = 50.000.000 đồng
– Số chiết khấu thương mại được ghi giảm giá trị xây dựng cơ bản dở dang:
300 tấn x 500.000đ/ tấn = 150.000.000 đồng
– Số chiết khấu thương mại được ghi giảm giá vốn hàng bán:
100 tấn x 500.000 đ/ tấn = 50.000.000 đồng
Nợ TK 111, 112, 331…. 500.000.000đ
Có TK 152 50.000.000đ
Có TK 154 100.000.000đ
Có TK 155 150.000.000đ
Có TK 241 150.000.000đ
Có TK 632 50.000.000đ
michael kors outlet
prada tote
louboutin sale
ray ban 3025
cheap ray bans
michael kors bags
hermes garden party bag
toms womens
cheap ray ban sunglasses