Ngày đăng: 25/09/2019 | Chuyên mục: Tin tức | Lượt xem: 3356


Các trường hợp bị ấn định thuế mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Căn cứ để xác định số thuế bị ấn định?

Ngày 13 tháng 6 năm 2019 Quốc hội ban hành Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm thay thế Luật quản lý thuế trước đó. Theo đó từ ngày 01/07/2020 các trường hợp bị ấn định thuế được quy định như sau:

Khái niệm Ấn định thuế là gì?

“Ấn định thuế” – Không có một văn bản nào đưa ra một khái niệm cụ thể về ấn định thuế từ trước đến nay. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu nôm na ấn định thuế là việc cơ quan thuế áp cho người nộp thuế một số thuế cụ thể nhất định bắt buộc người nộp thuế phải nộp đối với một nghĩa vụ thuế nào đó trong một số trường hợp nhất định.

 >> Xem tại đây: Khoá ôn thi chứng chỉ đại lý thuế sát đề thi.Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành thực tế - Kế toán Hà Nội 01

Khi nào người nộp thuế bị cơ quan thuế ấn định thuế?

Theo Luật quản lý thuế năm 2019 số 38/2019/QH14, người nộp thuế sẽ phải nộp số thuế do cơ quan thuế ấn định ở trong các trường hợp sau đây:

Đối với trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp thuế khoán.

Đối với một số trường hợp xuất nhập khẩu hàng hoá.

Các trường hợp bị ấn định thuế mới nhất

Cụ thể các trường hợp bị ấn định thuế theo quy định mới nhất (có hiệu lực từ 01/07/2020)

Trường hợp 1: Các trường hợp bị ấn định thuế đối nếu người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế.

Theo Điều 50 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14, người nộp thuế nếu vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị ấn định thuế trong các trường hợp dưới đây:

  • Không đăng ký, khai thuế, không nộp hồ sơ bổ sung theo cơ quan thuế yêu cầu.
  • Người nộp thuế khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác.
  • Người nộp thuế không tiến hành phản ánh hoặc phản ánh thiếu chính xác nghĩa vụ thuế.
  • Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn – chứng từ … liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định.
  • Khi không chấp hành theo quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế.
  • Trong trường hợp mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.
  • Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế.
  • Khi người nộp thuế có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản với mục đích không phải nộp thuế.
  • Tiến hành các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế nhằm giảm số thuế phải nộp
  • Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.

Trường hợp 2: Ấn định thuế trong trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. 

Trong trường hợp không phải nộp thuế theo phương pháp kê khai dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh thì cơ quan thuế sẽ ấn định 1 khoản thuế nhất định gọi là thuế khoán.

 – Đó là các trường hợp:

  • Cá nhân kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
  • Cá nhân kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

 – Cách tính thuế ấn định của cơ quan thuế đối với trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán.

Căn cứ vào tài liệu kê khai, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn thuế ở xã, phường, thị trấn nơi cá nhân, hộ gia đình kinh doanh để đưa ra mức thuế khoán phù hợp. 

Kỳ tính thuế đối với mức thuế ấn định (thuế khoán):

  • Tính theo năm dương lịch.
  • Tính theo tháng áp dụng đối với các trường hợp kinh doanh theo thời vụ.

 – Lưu ý:

  • Nếu cá nhân hoặc hộ gia đình kinh doanh có sự thay đổi về quy mô, ngành nghề …. so với khai báo ban đầu. Thì phải báo với cơ quan thuế để có sự điều chỉnh đối với mức thuế khoán.
  • Nếu đáp ứng từ mức cao nhất về quy mô doanh thu và người lao động thì sẽ phải áp dụng nộp thuế theo phương pháp kê khai. 

 

Trường hợp 3: Ấn định thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. 

Các trường hợp bị ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu bao gồm:

  • Không khai thuế, khai không chính xác hoặc dùng các chứng từ không hợp pháp để khai và tính thuế.
  • Cố tình không cung cấp, trì hoãn việc cung cấp các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
  • Không giải trình hoặc quá thời hạn giải trình các nội dung liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
  • Không tuân thủ quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan
  • Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định số thuế phải nộp.
  • Khi Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định người nộp thuế khai báo không đúng với trị giá giao dịch thực tế.
  • Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp.
  • Khi người nộp thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp.
  • Ấn định thuế đối với một số trường hợp khác khi bị phát hiện kê khai, tính thuế không đúng với quy định.

Đối với các trường hợp bị ấn định thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá trị hàng hoá thực tế giao dịch, hồ sơ khai báo hải quan, các tài liệu liên quan để ấn định số thuế phải nộp cho từng trường hợp. 

Trên đây là chi tiết các trường hợp bị ấn định thuế theo quy định mới nhất được ban hành theo Luật quản lý thuế năm 2019 số 38/2019/QH14. 

Các bạn xem thêm:

 >> Điều kiện dự thi chứng chỉ đại lý thuế mới nhất 2020.

 >> Hướng dẫn cách lập BCTC doanh nghiệp siêu nhỏ.

 >> Cấu trúc đề thi công chức thuế theo quy định mới nhất.