Ngày đăng: 02/12/2014 | Chuyên mục: Nghiệp vụ thuế | Lượt xem: 1452


     

ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA NGHỊ ĐỊNH 91 SO VỚI CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ THUẾ KHÁC

     Ngày 1/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thuế. Nghị định đã có những thay đổi quan trọng so với các nghị định về thuế trước đó.

A. THUẾ GTGT

1. Nghị định 91 bỏ đoạn này của Nghị định 209 “Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ”.

=>Vậy là cho dù hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên mà CHƯA CÓ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG đến 31 tháng 12 hàng năm thì VẪN ĐƯỢC KHẤU TRỪ VAT ĐẦU VÀO MÀ KHÔNG PHẢI ĐIỀU CHỈNH.

2. Nghị định 91 bỏ đoạn này của nghị định 209 " trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt".

=>Vậy là sau khi bù trừ mà phần còn lại là lớn hơn 20 triệu CHO DÙ CHƯA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT thì vẫn được khấu trừ vat đầu vào tương ứng với số tiền còn lại.

3. Nghị định 91 bỏ đoạn này của nghị định 209 "Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt"

=> Vậy là Nghị định 91 không đề cập đến vấn đề mua nhiều lần trong cùng 1 ngày của 1 nhà cung cấp mà tổng số tiền cộng lại từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ VAT đầu vào. Điều này có nghĩa là mua cùng 1 nhà cung cấp trong cùng 1 ngày mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên vẫn được quyền thanh toán bằng tiền mặt.

B. THUẾ TNCN

    Vậy nghị định 91 đã thêm VÀO Điểm đ Khoản 2 Điều 3 của nghị định 65:

   KHÔNG BAO GỒM khoản lợi ích về nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp, nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp cho người lao động.

=> Điều này có nghĩa là Nếu Công ty có xây dựng nhà để cho người lao động ở trong KHU CÔNG NGHIỆP, nhà ở tại KHU KINH TẾ, ĐỊA BÀN CÓ ĐIỆN KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THÌ SẼ KHÔNG TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHO KHOẢN LỢI ÍCH NÀY.

C. THUẾ TNDN

– BỎ KÊ KHAI TẠM TÍNH THUẾ TNDN THEO QUÝ. Tuy nhiên, thời gian nào thực hiện không kê khai tạm tính theo quý nữa thì đợi thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, chắc có thế áp dụng trong quý 4/2014 vì nghị định có hiệu lực ngày 15/11/2014.

– BỎ KÊ KHAI TẠM TÍNH THUẾ TNDN THEO QUÝ nhưng hàng quý vẫn phải tạm nộp số thuế hàng quý dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm trước và dự kiến hoạt động trong năm nay để tính số tiền tạm nộp. Tuy nhiên, nếu mà 4 quý đã nộp mà thấp hơn từ 20% trở lên số quyết toán thuế TNDN cả năm thì doanh nghiệp sẽ bị lãi phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch 20% giữa số TẠM NỘP VỚI SỐ QUYẾT TOÁN.

Ví dụ: Doanh nghiệp tạm nộp 4 quý là 50 triệu nhưng khi quyết toán thuế TNDN là 100 triệu vậy doanh nghiệp mới tạm nộp bằng 50% số thuế cả năm. Vậy là thấp hơn 20% số phải nộp cả năm. Do đó , doanh nghiệp sẽ chịu lãi phạt chậm nộp. Cách tính như thế nào để rõ ràng hơn thì đợi thông tư hướng dẫn (Nếu mà 4 quý các bạn nộp 85 triệu thì bằng 85% của số cả năm thì trong trường hợp này không phải tính lãi phạt chậm nôp).

– Vậy là Chi phí phúc lợi cho người lao động được tính vào chi phí được trừ trong năm tính thuế, nhưng lưu ý là tối đa không quá 1 tháng lương bình quân thực tế của người lao động trong năm tính thuế.

(Nghị định 91 thêm điểm này: "Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế”)

D. Về Tạm ngừng kinh doanh

    Khi TẠM NGỪNG KINH DOANH THÌ chỉ cần gửi THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH cho Cơ quan đăng kinh doanh là được mà Không cần gửi thông báo đến Cơ quan thuế nữa. Trước đây theo là gửi thông báo cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh và cả cho Cơ quan thuế. Và Cơ quan đăng ký kinh doanh phải có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan thuế biết là doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và doanh nghiệp tiếp tuc hoạt động

E. Giải thể doanh nghiệp

   Vậy là Nghị định 91 đưa ra thời gian là 15 ngày cho Cơ quan thuế phải có nghĩa vụ kiểm tra quyết toán thuế doanh nghiệp trong trường hợp CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, GIẢI THỂ; CHIA; HỢP NHẤT; SÁP NHẬP kề từ ngày nhận được tài liệu liên quan đến vấn đề quyết toán nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Và đặt biệt là CƠ QUAN THUẾ SẼ ĐẶT HÀNG VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP, TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ.