Ngày đăng: 12/11/2014 | Chuyên mục: Tin tức | Lượt xem: 1774


     

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG LIÊN QUAN ĐẾN KÊ KHAI THUẾ, NỘP THUẾ

     KẾ TOÁN HÀ NỘI – Giải đáp tình huống thuế giá trị gia tăng 

  Nhằm giúp cho các bạn học viên, các kế toán viên có thể cập nhật những văn bản mới nhất về thuế, Kế Toán Hà Nội đã tập hợp một số tình huống thuế giá trị gia tăng liên quan đến kê khai, nộp thuế đã được các doanh nghiệp hỏi các cấp quản lý: Chi Cục Thuế, Cục Thuế, Tổng Cục Thuế trả lời. Dưới đây là nội dung chi tiết các tình huống đó, mời các bạn tham khảo:

Tình huống 1:

     Doanh nghiệp chúng tôi là công ty Thương mại kinh doanh trong lĩnh vực Gạo, tấm. Đầu vào của công ty tôi không chịu thuế, khi công ty tôi bán Gạo cho các doanh nghiệp mua Gạo, tấm về để nấu ăn cho nhân viên, sản xuất bánh kẹo, Rựou, bia. Thì hàng hóa của công ty tôi thuộc diện không phải kê khai tính nộp thuế không? và nếu mặt hàng Gạo, Tấm của công ty tôi thuộc diện không phải kê khai tính nộp thuế thì những hóa đơn công ty tôi đã xuất rồi thì xử lý như thế nào?​

Trả lời:

   Công ty của Anh/Chị chuyên kinh doanh các mặt hàng gạo, tấm và công ty đang được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Gạo, tấm do công ty của Anh/Chị bán ra thuộc về hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường tại khâu kinh doanh thương mại. Do đó, về nguyên tắc sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT 5%.

   Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 5, điều 5 Thông tư số 219/2013 của Bộ Tài chính thì việc áp thuế, ghi hoá đơn, khai nộp thuế của công ty Anh/Chị có khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí của Bên mua hàng.

   – Nếu Bên mua gạo/tấm là cá nhân, hoặc tổ chức không kinh doanh, hoặc DN/HTX thuộc loại nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Anh/Chị xuất Hoá đơn GTGT với thuế suất 5%  và Khai nộp thuế bình thường như năm 2013 (tức là thực hiện theo khoản 5, điều 10 – TT 219/2013)

   – Ngược lại, nếu Bên mua gạo/tấm là DN/HTX thuộc loại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì Anh/Chị áp theo khoản 5, điều 5, TT 219/2013 và Không phải khai, nộp thuế đầu ra. Hoá đơn GTGT gạch chéo dòng thuế, tổng tiền thanh toán bằng với trị giá tiền hàng.

   Để thực hiện cho đúng, Anh/Chị cần hỏi rõ thông tin của Bên mua là họ nộp thuế GTGT theo phương pháp nào, từ đó mới lập và xuất hoá đơn cho phù hợp.

Tình huống 2:

     Về thuế giá trị gia tăng trong hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm Cổng Thông tin của Bộ có trả lời: 'Theo mô tả trong thư hỏi thì nghĩa vụ thuế với 2 trường hợp của Anh/Chị như sau: … Tuy nhiên, cũng theo quy định tại điều 5 của TT số 219/2013 thì các Anh/Chị cần xác định rõ Người mua sản phẩm thuộc loại (ii) là ai để tính nộp thuế cho đúng: 

 – Nếu người mua là cá nhân; hộ gia đình; tổ chức (là DN, HTX) nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; tổ chức không kinh doanh thì áp thuế suất 5%.

 – Ngược lại, nếu người mua là DN, HTX thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuộc về trường hợp không phải khai, tính nộp thuế GTGT (quy định tại khoản 5, điều 5). 

    Hoá đơn GTGT gạch chéo ô thuế GTGT, trị giá tiền hàng bằng tổng giá thanh toán. Những Hoá đơn này kê khai vào phần hàng hoá bán ra thuộc diện chịu thuế GTGT trên Bảng kê hàng hoá, dịch vụ bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT (Rất dễ nhầm với sản phẩm cùng loại do DN tự chăn nuôi (nêu tại điểm (i) trên đây). Tuy nhiên tại khoản 5, Điều 5 Thông tư 219 quy định: '5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.' Như vậy, trường hợp bán cho các DN, HTX (không phân biệt DN, HTX này nộp thuế GTGT theo phương pháp nào – Vì DN bán đâu biết DN, HTX mua nộp thuế GTGT theo PP nào) cũng gạch chéo phần thuế suất và thuế GTGT mới đúng chứ.

Trả lời:

    Anh/Chị đọc nắm được quy định của thông tư số 219/2013 đối với hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,… chưa qua chế biến hoặc mới chỉ qua sơ chế thông thường trong khâu kinh doanh thương mại.

    Để thực hiện đúng quy định, DN bán hàng phải hỏi rõ người mua hàng là xá nhân hay DN hay là HTX. Và hỏi rõ họ đang được cơ quan thuế chấp nhận cho nộp thuế GTGT theo phương pháp nào, trên cơ sở đó để viết hoá đơn cho đúng, cụ thể là:

– Nếu là DN, HTC nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì áp dụng quy định tại khoản 5, điều 5: Hoá đơn GTGT gạch chéo dòng thuế GTGT, trị giá tiền hàng đúng bằng tổng giá thanh toán trên hoá đơn.

– Nếu là DN, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì áp thuế 5% theo khoản 5, điều 10.

Không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải yêu cầu DN mua hàng cung cấp đủ thông tin để 2 Bên cùng thực hiện ccungs quy định.

Tình huống 3:

      Theo khoản 3 điều 14 thông tư 219/TT-BTC ngày 31/12/2013 v/v HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 209/2013/NĐ-CP NGÀY 18/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG có ghi: Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Xin cho hỏi, có phải đối với thuế GTGT đầu vào của những máy móc, thiết bị có giá trị dưới 30.000.000đ (không phải Tài sản cố định) thì không được khấu trừ mà tính vào chi phí. Còn đối với thuế GTGT đầu vào các máy móc, thiết bị có giá trị từ 30.000.000đ trở lên (là tài sản cố định)thì không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá? VD: 1 đầu đĩa DVD có giá trị : 700.000đ (đã bao gồm thuế GTGT) thì phần thuế GTGT đầu vào :63.636đ tính vào chi phí hay tính vào nguyên giá

Trả lời:

     Quy định tại khoản 3 điều 14 nói về các trường hợp sản phẩm đầu ra của cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT nên KHÔNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ THUẾ GTGT ĐẦU VÀO.

     Anh/Chị đọc cần làm rõ hoạt động SXKD của cơ sở của Anh/Chị là gì, đầu ra là hàng hoá/dịch vụ chịu thuế hay không chịu thuế GTGT để vận dụng quy định này. Cụ thể là:

  1- Nếu cơ sở của Anh/Chị là DN sản xuất kinh doanh bình thường, không sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; DN của Anh/Chị không có các hoạt động tín dụng, kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo,…. sản phẩm đầu ra thuộc diện chịu thuế GTGT bình thường thì toàn bộ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;

   2- Ngược lại, nếu CƠ SỞ của Anh/Chị là Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, tổ chức tín dụng, kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, sản xuất vũ khí khí tài ,… thì thuế GTGT đầu vào, kể cả thuế GTGT đầu vào của các hoá đơn mua thiết bị có trị giá dưới 30 triệu đồng sẽ không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí.