KTHN Group Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 là bao nhiêu? Được áp dụng từ ngày nào? Doanh nghiệp sẽ phải làm gì khi mức lương tối thiểu vùng tăng lên từ năm 2019?
Ngày 13/08/2018, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp bàn phiên thứ 3 về lương tối thiểu vùng năm 2019 và đã thống nhất 100% ý kiến với phương án điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2019 từ 160.000 đến 200.000 đồng so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018.
Xem thêm:
>> Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 QĐ về hóa đơn điện tử
>> Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
>> Điều kiện để đưa chi phí lương tháng thứ 13 vào chi phí hợp lệ
>> Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất
I. Mức lương tối thiểu vùng tăng lên bao nhiêu?
So với mức lương của năm 2018 thì mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng lên như sau |
||
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 |
% tăng lên vào năm 2019 |
Số tiền tăng thêm vào năm 2019 |
Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng |
tăng thêm 5,0% |
tăng 200.000 đồng |
Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng |
tăng thêm 5,1% |
tăng 180.000 đồng |
Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng |
tăng thêm 5,2% |
tăng 160.000 đồng |
Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng |
tăng thêm 5,8% |
tăng 160.000 đồng |
Theo Bộ LĐTB&XH, mức lương tối thiểu tăng lên là để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội và bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 này sẽ được trình lên Chính phủ để ban hành Nghị định mới về lương tối thiểu vùng 2019.
Ngoài việc thống nhất chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2019, một số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ được thay đổi như sau:
+ UBND TP Hải Phòng đề nghị điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với huyện Kiến Thụy và huyện Cát Hải.
+ UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Gia Bình và huyện Lương Tài.
+ UBND tỉnh Bình Dương đề nghị điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo.
+ UBND tỉnh Tiền Giang nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Châu Thành, vùng IV lên vùng III đối với huyện Tân Phước.
II . Doanh nghiệp sẽ phải làm gì khi mức lương tối thiểu vùng tăng lên từ năm 2019?
1. Rà soát lại mức lương đang áp dụng:
Theo quy định thì doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng => Đối với các lao động đang được thỏa thuận trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019 sẽ phải điều chỉnh tăng bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc quyết định tăng lương.
2. Rà soát thang bảng lương:
Nếu doanh nghiệp đã đăng ký thang bảng lương với mức lương tại bậc 1 thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019 cũng sẽ điều chỉnh và nộp lại thang bảng lương.
3. Rà soát lại mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội:
Với những đối tượng tham gia BHXH với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019 cũng sẽ phải điều chỉnh lại mức lương sau đó làm thủ tục báo tăng mức đóng tham gia BHXH
Vùng |
Mức lương thấp nhất để tham gia BHXH vào năm 2019 |
|
Đối với lao động |
Đối với lao động đã qua đào tạo |
|
Vùng 1 |
4.180.000 |
4.180.000 + (4.180.000 x 7%) = 4.472.600 |
Vùng 2 |
3.710.000 |
3.710.000 + (3.710.000 x 7%) = 3.969.700 |
Vùng 3 |
3.250.000 |
3.250.000 + (3.250.000 x 7%) = 3.477.500 |
Vùng 4 |
2.920.000 |
2.920.000 + (2.920.000 x 7%) = 3.156.500 |
Xem thêm:
>> Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 QĐ về hóa đơn điện tử
>> Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
>> Điều kiện để đưa chi phí lương tháng thứ 13 vào chi phí hợp lệ