Ngày đăng: 19/08/2014 | Chuyên mục: Chuyên đề hỏi đáp, Hỏi đáp thuế giá trị gia tăng | Lượt xem: 3736


     

TÌNH HUỐNG THUẾ GTGT LIÊN QUAN ĐẾN KHẤU TRỪ THUẾ GTGT ĐẦU VÀO ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/01/2014

   Theo thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào có nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp như: Thuế GTGT đầu vào khi kê khai khấu trừ bị sai sót thì được kê khai khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế bỏ khống chế thời gian 6 tháng…Vì vậy, để giúp cho người nộp thuế hiểu rõ hơn về thuế GTGT, Kế Toán Hà Nội đã tổng hợp các tình huống thuế liên quan đến khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Xem thêm:

>> Doanh nghiệp có nên tự làm hồ sơ Hoàn thuế GTGT không?

>> Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm nào?

Câu hỏi 1: Trong trường hợp nào tài sản cố định, máy móc, thiết bị không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào?

Trả lời:

     Tại khoản 3, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT_BTC hướng dẫn:

     Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

     Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

     Ví dụ: Tổng công ty thương mại A mua một chiếc ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giá mua chưa có thuế GTGT là 3 tỷ đồng, thuế GTGT 10% là 300 triệu đồng, công ty thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng theo quy định.

     Theo quy định, Tổng công ty chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào  160tr (1,6 tỷ x 10%), phần chênh lệch 140 tr thuế GTGT không được khấu trừ sẽ hạch toán vào nguyên giá TSCĐ.

    Tuy nhiên, đơn vị cũng không được tính chi phí KHTSCĐ cho phần giá trị này vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, bởi Luật thuế TNDN cũng chỉ cho phép trích kinh phí KHTSCĐ vào chi phí không vượt quá 1,6 tỷ đồng.

Câu hỏi 2: Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT, có nhiều khâu sản xuất, sử dụng sản phẩm của các khâu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT cho khâu sản xuất tiếp theo thì có được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào không?

Trả lời:

     Tại tiết a, khoản 4, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT_BTC hướng dẫn như sau:

     Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ.

     Ví d 58: Doanh nghip X đu tư xây dng vùng nguyên liu và nhà máy đ sn xut, chế biến phi lê cá tra, cá ba sa, tôm đông lnh xut khu. Doanh nghip t chc sn xut khép kín t khâu nuôi trng, k c trường hp thuê gia công nuôi trng mà doanh nghip đu tư toàn b ging, ao, h, hàng rào, h thng tưới tiêu, tàu thuyn và nguyên, vt liu đu vào khác như thc ăn chăn nuôi, thuc thú y, dch v thú y, đến khâu chế biến tôm, cá đ xut khu. Doanh nghip X được khu tr toàn b thuế GTGT đu vào ca tài sn c đnh và ca hàng hóa, dch v mua vào không hình thành tài sn c đnh ti tt c các khâu sn xut, chế biến.

     Ví d 59: Doanh nghip Y đu tư xây dng vùng nguyên liu và nhà máy đ sn xut, chế biến các sn phm t sa tươi sng (sa tươi tit trùng, sa chua, pho mát,…). Doanh nghip t chc sn xut khép kín t khâu chăn nuôi, k c trường hp thuê gia công chăn nuôi mà doanh nghip đu tư toàn b con ging (bò, dê), chung, tri, hàng rào, trang thiết b vt sa, h thng v sinh chung, tri và nguyên, vt liu đu vào khác như thc ăn chăn nuôi, thuc thú y, dch v thú y, đến khâu chế biến thành các sn phm t sa. Doanh nghip Y được khu tr toàn b thuế GTGT đu vào ca tài sn c đnh và ca hàng hóa, dch v mua vào không hình thành tài sn c đnh ti tt c các khâu sn xut, chế biến.

Câu hỏi 3: Hàng hóa doanh nghiệp sử dụng để cho , biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào không?

Trả lời:

     Tại khoản 5, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT- BTC hướng dẫn như sau:

     Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

     Ví dụ: Công ty sữa Việt Nam mua các sản phẩm như bộ đồ chơi xếp hình, ba lô, cặp sách tặng kèm sản phẩm sữa hộp bán ra thì các sản phẩm này được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên nếu công ty thực hiện chế độ khuyến mại theo đúng quy định của Luật thương mại thì không phải kê khai nộp thuế GTGT đầu ra, nếu không tực hiện đúng chương trình khuyến mại và sản phẩm cho, tặng thì phải kê khai nộp thuế GTGT khi cho, tặng.

Câu hỏi 4: Số thuế GTGT đã nộp theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan  được khấu trừ như thế nào?

Trả lời:

     Tại khoản 6, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn như sau:

     Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.

     Theo đó tiền thuế ấn định theo quyết định của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, còn tiền thuế chậm nộp, tiền xử phạt về gian lận, trốn thuế, không được khấu trừ và cũng không được hạch toán vào chi phí tính thuế TNDN.

Câu hỏi 5: Việc kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào được qui định như thế nào, có bị khống chế thời gian hay không?

Trả lời:

     Tại khoản 8, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn như sau:

     – Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

     – Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. (Trước ngày 01/01/2014 chỉ được kê khai, khấu trừ bổ sung nếu bị sai sót trong thời gian 6 tháng).

Câu hỏi 6: Trường hợp nào số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ được tính hoặc không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?

Trả lời:

     Tại khoản 9, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn như sau:

     Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

     Ví dụ: Công ty taxi có hóa đơn mua xăng là 33 triệu đồng, trong đó thuế GTGT là 3 triệu. Công ty có hóa đơn GTGT hợp pháp, nhưng lại thanh toán tiền mặt nên không được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào và cũng không được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu hỏi 7: Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên mà không thanh toán qua ngân hàng thì xử lý kê khai, khấu trừ như thế nào?

Trả lời:

     Tại tiết b, khoản 3, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

     b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hóa đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.

     Tại khoản 5, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn như sau:

     Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

     Ví dụ: Ngày 20/5/2014 Công ty A mua hàng tại siêu thị Fivimart: lần thứ nhất mua nước uống đóng chai, trị giá cả thuế GTGT là 11 triệu đồng, lần thứ 2 mua trà, café, trị giá cả thuế GTGT là 16,5 triệu đồng cả hai trường hợp đều có hóa đơn thuế GTGT tự in và thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, vì do chỉ một nhà cung cấp nên trong trường hợp này Công ty A không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hai hóa đơn trên.

     Ví dụ 2: Sáng ngày 15/3/2014 Công ty A mua xi măng của công ty xi măng Bỉm Sơn trị giá cả thuế GTGT là 16,5 triệu, chiều ngày 15/3/2014 Công ty A mua xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch trị giá cả thuế GTGT là 18,7 triệu đồng. Cả hai trường hợp đều có hóa đơn thuế GTGT và thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, do nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT nên trong trường hợp này Công ty A được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hai hóa đơn trên.

Câu hỏi 8: Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên thì việc kê khai thuế GTGT đầu vào quy định như thế nào?

Trả lời:

     Tại tiết c, khoản 3, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

     Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

     Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hóa không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Sau khi cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, cơ sở kinh doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung.

     Ví d:Trong năm 2014, Công ty TNHH ANB có phát sinh các hóa đơn GTGT mua hàng theo hp đng tr chm như sau:

     – Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 3/2014, thi hn thanh toán là ngày 20/9/2014.

     – Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 4/2014, thi hn thanh toán là ngày 20/10/2014.

     – Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 5/2014, thi hn thanh toán là ngày 20/11/2014.

     – Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 6/2014, thi hn thanh toán là ngày 20/12/2014.

     Công ty TNHH ANB đã kê khai khu tr thuế GTGT khi nhn được hóa đơn GTGT mua hàng. Đến thi đim thanh toán theo các hp đng, Công ty TNHH ANB chưa có chng t thanh toán qua ngân hàng, Công ty TNHH ANB được la chn kê khai điu chnh gim theo tng hóa đơn hoc đến ngày 31/12/2014, Công ty TNHH ANB vn chưa có chng t thanh toán qua ngân hàng thì trong kỳ kê khai thuế tháng 12/2014, Công ty TNHH ANB thc hin tng hp kê khai điu chnh gim cho tt c 4 hóa đơn GTGT mua hàng nói trên theo quy đnh ca pháp lut v qun lý thuế mà không cần phải kê khai điều chỉnh giảm theo từng hóa đơn nêu trên.