Ngày đăng: 29/10/2014 | Chuyên mục: Chuyên đề hỏi đáp, Hỏi đáp các tình huống kế toán | Lượt xem: 3431


     

TÌNH HUỐNG VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG

     Sau khi đã tổng hợp được chi phí để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành, kế toán cần phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm làm dở là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong quá trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành 1 vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mời hoàn thành)

       Dưới đây là một số tình huống về đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Tình huống 1:

Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL chính thực tế sử dụng (chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong ZSP, thường là > 70%).

Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVL chính, các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. NVL chính được xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về NVL chính tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau.

Trả lời:

CPSX dở dang cuối kỳ

=

CPSX dở dang đầu kỳ

+

CP NVL chính thực tế sử dụng trong kỳ

x

Số lượng SP dở dang cuối kỳ

Số lượng SP hoàn thành trong kỳ

+

Số lượng SP dở dang cuối kỳ

Ví dụ:

– CPSX dở dang đầu tháng là: 500.000.

– CPNVL TT phát sinh trong tháng là: 6.300.000, trong đó CP NVL chính chiếm là 6.000.000.

– SP hoàn thành trong tháng 800 SP; SP dở dang cuối tháng: 200SP.

Như vậy:

CPSX dở dang cuối tháng = (500.000 + 6.000.000)/ (800 + 200) x 200 = 1.300.000

Tình huống 2:

Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp – lấy trên TK 621. Vận dụng phù hợp khi: CP NVL trực tiếp )đ . chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành Z SP; các loại vật liệu được xuất sử dụng chiếm đại bộ phận ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất. Công thức tính toán cũng tương tự như khi đánh giá theo CP NVL chính nhưng thay vào đó là CP NVL trực tiếp.

Trả lời:

Ví dụ: Lấy lại ví dụ của TH15 đế xác định.

Như vậy:

CPSX dở dang cuối tháng =  (500.000 + 6.300.000)/ (800 + 200) x 20 = 1.360.000

Tình huống 3:

Đánh giá SP làm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương với mức độ hoàn thành thực tế và gắn liền với tất cả các khoản mục cấu thành ZSP.

Trong CPSX dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí; từng khoản mục được xác định trên eơ sở quy đổi SP dở dang thành SP hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế.

Trả lời: 

CPSX dở dang cuối kỳ

=

CPSX dở dang đầu kỳ

+

CPSX phát sinh trong kỳ

x

Số lượng SP dở dang cuối kỳ quy đổi thành SP hoành thành

Số lượng SP hoàn thành trong kỳ

+

Số lượng SP dở dang cuối kỳ quy đổi thành SP hoàn thành

SP dở dang cuối kỳ quy đổi thành SP hoàn thành

=

Số lượng SP dở dang cuối kỳ

x

Tỷ lệ hoàn thành được xác định

Ví dụ: Mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương ứng với tỷ lệ hoàn thành của SP dở dang.

– CPSX dở dang đầu tháng: 500.000.

– CPSX phát sinh trong tháng: 8.000.000.

– SP hoàn thành trong tháng: 800 SP; SP dở dang cuối tháng: 200SP với tỷ lệ hoàn thành 40%.

Như vậy:

CPSX dở dang cuối tháng: 

[500.000 + 8.000.000]800 + (200 x 40%)] x (200 x 40%) = 772.727 đ

Tình huống 4:

Đánh giá SP làm dở dang theo phương pháp ước lượng SP hoàn thành tương đương nhưng chỉ tính đối với chi phí khác không phải là CP NVL chính (hoặc chi phí NVL trực tiếp). CP NVL chính (hoặc CP NVL trực tiếp) được xác định có mức tiêu hao cho đơn vị SP dở dang và SP hoàn thành là như nhau (do đưa vào sử dụng ngay trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất).

Trả lời:

– CPSX dở dang đầu tháng: 500.000, trong đó:

+ CP NVL trực tiếp: 200.000

+ CP nhân công trực tiếp: 120.000

+ CP sx chung: 180.000

– CPSX phát sinh trong tháng: 8.000.000.

+ CP NVL trực tiếp: 3.000.000

+ CPNC trực tiếp: 2.200.000

+ CPSX chung: 2.800.000

CPNVL trực tiếp trong sp dở dang:

(200.000 + 3.000.000)/ (800 + 200) x 200 = 640.000

CPNC trực tiếp trong sp dở dang:

[120.000 + 2.200.000][800 + (200 x 40%)] x80 = 210.909

CPSX chung trong sp dở dang:

[180.000 + 2.800.000]/[800 + (200 x 40%)] x 80 = 270.909

Như vậy:

CPSX dở dang cuối tháng:

640.000 + 210.909 + 270.909 = 1.121.818đ.

Tình huống 5

Đánh giá SP làm dở theo 50% chi phí chế biến: Chi phí NVL chính (hoặc CP NVL trực tiếp) tính cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và SP dở dang là như nhau, các chi phí khác còn lại gọi chung là chi phí chê biến tính cho SP dở dang theo mức độ hoàn thành 50%.

Trả lời:

Ví dụ: Lấy lại số liệu của vd2 trong tình huống 17.

CPNVL chính (hoặc NVL trực tiếp):

[200.000 + 3.000.000]/[800 + 200] x 200 = 640.000

Chi phí chế biến trong sp dở dang:

[300.000 + 5.000.000][800 + (200 x 50%)] x 100 = 588.889đ

Lưu ý: Phân tích theo khoản mục: CP nhân công trực tiếp và CPSX chung.

Như vậy:

CPSX dở dang cuối tháng = 640.000 + 588.889 = 1.228.889đ.

Tình huống 5

Đánh giá SP làm dở theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch: SP làm dở được đánh giá dựa vào định mức chi phí (hoặc chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của SP.

Trả lời:

Ví dụ 1: Z định mức (hoặc Z kế hoạch) của đơn vị SP hoàn thành bao gồm:

– CP NVL trực tiếp:          4.000

– Chi phí chế biến:  2.000

+ CPNC trực tiếp: 1.200

+ CPSX chung:    800

Sản phẩm dở dang cuối tháng: 300 SP, tỷ lệ hoàn thành: 40%, các loại vật liệu trực tiếp được sử dụng hầu hết trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất.

Như vậy:

CPSX dở dang cuối tháng:

(300 x 4.000) + (300 x 2.000 x 40%) = 1.440.000đ.

Ví dụ 2: Nội dung như ví dụ 1 nhưng giả sử các loại vật liệu trực tiếp được đưa dần vào quá trình sản xuất và chiếm tỷ lệ 80% trong sản phẩm dở dang.

Như vậy:

CPSX dở dang cuối tháng:

= (300 x 4.000 x 80%) + (300 x 2.000 x 40%) = 1.200.000.

Ví dụ 3: sản phẩm sản xuất qua hai giai đoạn.

Định mức chi phí cho đơn vị sản phẩm của từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1:

– Chi phí NVL trực tiếp: 2.000

– Chi phí chế biến: 1.000

+ CPNC trực tiếp: 600

+ CPSX chung: 400

Giai đoạn 2:

– Trị giá bán thành phẩm GĐ1 chuyển sang: 3.000

– Chi phí chế biến:  500

+ CPNC trực tiếp   280

+ CPSX chung:      220

Sản phẩm dở dang cuối tháng ở GĐ1 là 100SP, mức độ hoàn thành 40%; sản phẩm dở dang cuối tháng ở GĐ2 là 200SP, mức độ hoàn thành 60%.

Như vậy:

– CPSX dở dang ở GĐ1: 100 x [2.000 + (1.000 x 40%)] = 240.000

– CPSX dở dang ở GĐ2: 200 x [3.000 + (500 x 60%)] = 660.000

CPSX dở dang

CPSX dở dang cuối tháng: 240.000 + 660.000 = 900.000.

Ví dụ 4: Nội dung như ví dụ 3 những sản phẩm dở dang được đánh giá theo CP NVL trực tiếp (hoặc trị giá BTP),

Như vậy:

– CPSXdd ở GĐ1 = 100 x 2.000 = 200.000.

– CPSXdd ở GĐ2 = 200 x 3.000 = 600.000.

CPSX dở dang

CPSX dở dang cuối tháng: 200.000 + 600.000 = 800.000.

Vd5: Nội dung như ví dụ 3 nhưng doanh nghiệp hạch toán Z sản phẩm theo phương án không có bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển song song).

Như vậy:

– CP NVL trực tiếp của SP dở dang:

(100 + 200) x 2.000 = 600.000.

– CP chế biến của SP dở dang ở GĐ1:

(100 x 1.000 x 40%) + (200 x 1.000) = 240.000.

– CP chế biến của SPđ ở GĐ2: (200 x 500 x 60%) = 60.000.

Như vậy:

CPSXdd cuối tháng = 600.000 + 240.000 + 60.000 = 900.000.

Ví dụ 6: Nội dung như ví dụ 3 nhưng DN hạch toán Z SP theo phương án không có bán thành phẩm và đánh giá theo CP NVL trực tiếp.

Như vậy:

– CPNVL trực tiếp của SPdd:

300 x 2.000đ = 600.000

– CP chế biến của SP dở dang:

200 x 1.000đ = 200.000.

CPSX dở dang của tháng:

600.000 + 200.000 = 800.000