XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOÁ ĐƠN
Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Thông tư số 10/2014/TT – BTC kế thừa Nghị định 51/2010/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn theo 7 nhóm hành vi và bổ sung thêm 01 nhóm hành vi, cụ thể là:
1. Nhóm hành vi vi phạm về tự in hoá đơn và khởi tạo hoá đơn điện tử
2. Nhóm hành vi vi phạm quy định về đặt in hoá đơn
3. Nhóm hành vi vi phạm quy định về mua hoá đơn
4. Nhóm hành vi vi phạm quy định về phát hành hoá đơn
5. Nhóm hành vi vi phạm sử dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ
6. Nhóm hành vi vi phạm quy định về sử dụng hoá đơn của người mua
7. Nhóm hành vi vi phạm quy định về sử dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ
8. Nhóm hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo cho CQT, trừ Tờ thông báo phát hành hoá đơn.
Nội dung xử phạt đối với các nhóm hành vi vi phạm này tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Thông tư số 10/2014/TT – BTC có một số thay đổi chung so với Nghị định 51/2010/NĐ – CP, cụ thể:
– Cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với các tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
– Giảm mức xử phạt của một số hành vi vi phạm (Giảm mức tối đa từ 100 triệu xuống 50 triệu đồng) để đảm bảo phù hợp với thực tế và theo hướng phân cấp xử phạt cho cấp Cục trưởng Cục thuế trở xuống
– Quy định thống nhất mức xử phạt đối với các hành vi có mức độ, tính chất tương tự.
– Sửa đổi mức xử phạt cho phù hợp với mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra và phù hợp với quy định các VBQPPL khác;
– Quy định theo hướng thu hẹp khung tiền phạt. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa là 5 lần. Nay thu hẹp xuống từ 2 đến 3 lần
– Hướng dẫn rõ các trường hợp không xử phạt, phạt cảnh cáo, phạt ở mức tối thiểu của khung phạt ở từng điều khoản.