KTHN Group Thao tác hạch toán cuối kỳ là khâu vô cùng quan trọng, nó có thể đối chiếu và kiểm soát được những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hạch toán nghiệp vụ phát sinh ngày trong tháng và cũng là dữ liệu để doanh nghiệp là cơ sở tập hợp báo cáo cuối năm.
Chính vì vậy bài viết này KẾ TOÁN HÀ NỘI xin tổng hợp các bút toán và phương pháp tính số liệu cuối kỳ tại Doanh nghiệp một cách súc tích và cụ thể nhất.
>> Cách lập tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu (04/GTGT)
>> Chi phí tiền lương hợp lệ, hồ sơ cần chuẩn bị
1. Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng.
– Tính tiền lương phải trả CBCNV
Nợ TK: 154, 241, 622, 627, 641, 642 …Chi phí (Chi tiết theo từng bộ phận và phải xác định xem DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200 hay là 133)
Có TK 334 – Tổng lương phải trả cho CNV
– Hạch toán khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:
+) Tính vào chi phí của DN:
Nợ các TK: 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642 .. = Tiền lương tham gia BHXH ( X ) 24% (Tùy từng bộ phận):
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội: 18%
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế: 3%
Có TK 3386 (Theo TT 200) – Bảo Hiểm Thất nghiệp: 1%
(Nếu theo Thông tư 133 BHTN là: 3385)
Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn: 2%.
+) Tính trừ vào lương của Nhân viên:
Nợ TK 334: 10,5%
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội: 8%
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế: 1,5%
Có TK 3386 (Theo TT 200) – Bảo Hiểm Thất nghiệp:1%
(Nếu theo Thông tư 133 BHTN là: 3385)
– Tính thuế TNCN phải nộp (nếu có)
Nợ TK 334 = Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Nợ TK 3335
– Khi thanh toán lương cho CBCNV:
Nợ TK 334 = Tổng tiền thanh toán cho CNV (Sau khi đã trừ đi các khoản trích vào lương (BH), thuế TNCN (nếu có), tạm ứng (nếu có).
Có TK 1111, 112
– Nộp tiền Bảo hiểm, KPCĐ:
Nợ TK 3383: 26% (Số tiền đã trích BHXH)
Nợ TK 3384: 4,5%
Nợ TK 3386 (Nếu theo TT 200): 2%
(Nếu theo Thông tư 133 BHTN là: 3385)
Nợ TK 3382: 2%
Có TK 1111, 1121
2. Hạch toán Trích khấu hao TSCĐ cuối tháng:
Nợ TK: 154, 241, 622, 627, 641, 642 … Số khấu hao kỳ này (Chi tiết theo từng bộ phận và phải xác định xem DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200 hay là 133)
Có TK 214 = Tổng khấu hao đã trích trong kỳ.
Có TK 214 = Tổng khấu hao đã trích trong kỳ.
3. Hạch toán phân bổ chi phí trả trước (nếu có)
Nợ TK: 154, 241, 622, 627, 641, 642 … Chi phí (Chi tiết theo từng bộ phận và phải xác định xem DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200 hay là 133)
Có TK 242 = Tổng số đã phân bổ trong kỳ (Theo TT 200 và 133 đã bỏ TK 142)
Có TK 242 = Tổng số đã phân bổ trong kỳ (Theo TT 200 và 133 đã bỏ TK 142)
4. Hạch toán Kết chuyển thuế GTGT:
Lưu ý:
– Việc hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ chỉ thực hiện đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
– Bản chất của việc hạch toán kết chuyển thuế GTGT là việc tính ra số thuế GTGT còn phải nộp hay còn được khấu trừ chuyển kỳ sau. Các bạn hạch toán kết chuyển như sau:
Nợ TK 3331 | = (Là số nhỏ nhất của 1 trong 2 tài khoản) |
Có TK 1331 |
Giải thích: Khi kết chuyển theo số nhỏ, là số nhỏ nhất của 1 trong 2 TK 1331 hoặc 3331, thì số tiền này sẽ bị triệt tiêu và có được kết quả còn lại của 1 trong 2 tài khoản, khi đó sẽ biết được phải nộp hay được khấu trừ:
– Nếu số nhỏ nhất là số tiền của TK 1331 thì TK 3331 sẽ còn số dư và phải nộp.
– Nếu số nhỏ nhất là số tiền của TK 3331 thì TK 1331 sẽ còn số dư và còn được khấu trừ.
Cách xác định để biết được Số nhỏ nhất như sau:
a. Trường hợp 1:
Dư Nợ đầu kỳ 1331 + Tổng PS Nợ 1331 – Tổng PS Có 1331 | > | Tổng PS Có 3331 – Tổng PS Nợ 333 |
=> Nợ TK 3331 | = Số nhỏ = Tổng PS Có 3331 – Tổng PS Nợ 3331 -> Còn được khấu trừ chuyển kỳ sau. |
Có TK 1331 |
b. Trường hợp 2:
Dư Nợ đầu kỳ 1331 + Tổng PS Nợ 1331 – Tổng PS Có 1331 | < | Tổng PS Có 3331 – Tổng PS Nợ 3331 |
=> Nợ TK 3331 | = Dư ĐK 1331 + Tổng PS Nợ – Tổng PS Có 1331 -> Phải nộp tiền thuế GTGT. |
Có TK 1331 |
– Khi nộp tiền thuế GTGT:
Nợ TK 3331 | = (Tổng PS Có 3331 – Tổng PS Nợ 3331) – (Dư Đầu kỳ 1331 + Tổng PS Nợ – Tổng PS Có 1331) |
Có TK 111, 112 |
5. Hạch toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
– Chú ý: Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200 thì mới có TK 521, còn nếu theo TT 133 thì không có TK 521 Không có bút toán này (Vì khi hạch toán đã giảm trực tiếp trên TK 511 rồi)
Nợ TK 511
Có TK 521
Nợ TK 511
Có TK 521
6. Hạch toán Kết chuyển doanh thu:
– Bút toán kết chuyển doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ…:
Nợ TK 511
Có TK 911
– Bút toán Kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 515
Có TK 911
Nợ TK 511
Có TK 911
Nợ TK 515
Có TK 911
7. Hạch toán kết chuyển chi phí:
– Bút toán Kết chuyển giá vốn hàng xuất bán trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 632
– Bút toán Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính:
Nợ TK 911
Có TK 635
– Bút toán Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911
Có TK 641 – theo TT 200 (Nếu theo Thông tư 133 là TK 6421)
– Bút toán Kết chuyển chi phí quản lý Doanh nghiệp:
Nợ TK 911
Có TK 642 – theo TT 200 (Nếu theo Thông tư 133 là TK 6422)
Nợ TK 911
Có TK 635
Nợ TK 911
Có TK 641 – theo TT 200 (Nếu theo Thông tư 133 là TK 6421)
Nợ TK 911
Có TK 642 – theo TT 200 (Nếu theo Thông tư 133 là TK 6422)
8. Hạch toán Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711
Có TK 911
Có TK 911
9. Hạch toán Kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK 911
Có TK 811
Có TK 811
10. Hạch toán tiền thuế TNDN tạm tính quý (Nếu phải nộp)
Nợ TK 821
Có TK 3334
-> Cuối năm, căn cứ vào số tiền thuế TNDN phải nộp theo Tờ khai quyết toán thuế, cụ thể như sau:
Có TK 3334
– Nếu số tạm nộp hàng quý NHỎ HƠN số thực tế phải nộp: -> Nộp thiếu -> Phải nộp thêm:
Nợ TK 821
Có TK 3334
– Nếu số tạm nộp hàng quý LỚN HƠN số thực tế phải nộp: -> Nộp thừa (ghi giảm chi phí thuế TNDN):
Nợ TK 821
Có TK 3334
Xem thêm:
>> Cách lập tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu (04/GTGT)