Ngày đăng: 13/08/2014 | Chuyên mục: Nghiệp vụ kế toán | Lượt xem: 2239


     

    Làm công tác kế toán giống như nuôi con mọn cần sự tỉ mỉ chú đáo đúng và chi tiết tới từng con số. Một sai sót dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiều phiền phức cho doanh nghiệp, thậm chí có thể tiềm ẩn hậu quả rất lớn trong tương lai, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin giới thiệu tới các kế toán những sai phạm hay gặp phải trong quá trình làm báo cáo thuế TNCN.

 >>> Các sai phạm kế toán khi làm báo cáo thuế GTGT

 >>> Các sai xót kế toán khi xác định thuế TNDN

1- Tối ưu hóa quyền lợi người lao động

 – Tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào TNCT không vượt quá 15% tổng TNCT (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

 – Phí hội viên và các khoản chi Dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ:

     + Đối với thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao…nếu sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân thì không tính vào TNCT;

      + Đối với các khoản chi Dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí thẩm mỹ…nếu không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể thì không tính vào TNCT.

– Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… không tính vào TNCT nếu phù hợp với quy định của nhà nước hiện hành, mức khoán chi áp dụng đối với Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh áp dụng phù hợp với mức xác định TNCT TNDN;

– Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể đi và đến nơi làm việc thì không tính vào TNCT (trừa đưa đón riêng từng cá nhân);

– Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề phù hợp với công việc chuyên môn của Người lao động thì không tính vào TNCT (trừ trường hợp đào tạo không đúng chuyên môn nghiệp vụ hoặc không nằm trong kế hoạch).

– Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận không tính vào TNCT

Không tính vào TNCT đối với các khoản sau:

   + Khoản hỗ trợ của tổ chức trả thu nhập cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân và thân nhân Người lao động (con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đe, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp) (từ ngày 01/07/2013).

   + Nếu trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca (bao gồm trực tiếp nấu, mua suất ăn, cấp phiếu ăn,…(từ 01/07/2013) thì không tính vào TNCT

    + Tiền ăn giữa ca chi trực tiếp cho Người lao động thì không tính vào TNCT nếu mức chi phí phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội (đối với Doanh nghiệp Nhà nước); đối với các Doanh Nghiệp ngoài Nhà nước mức chi cho thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với Doanh nghiệp Nhà nước.

2- Rủi ro về thuế TNCN

 – Khai thiếu thu nhập chịu thuế (thiếu thu nhập chính và các khoản phụ cấp ăn, ở, đi lại, tiền nhà, bảo hiểm không bắt buộc và các khoản lợi ích khác được hưởng).

 – Không khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN đối vơi các hoạt động đầu tư vốn (khi trả lãi vay, thực hiện bán cổ phần theo ủy thác đầu tư của cá nhân…) của cá nhân theo quy định của Luật thuế TNCN.

 – Đăng ký giảm trừ gia cảnh ở nhiều nơi nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh theo qui định.

 – Không thực hiện khấu trừ tại nguồn các khoản chi trả cho các đối tượng thuộc diện chịu thuế theo qui định.

 – Kê khai chưa đầy đủ các khoản thu nhập chịu thuế của một số cá nhân theo đúng quy định bằng hình thức kê khai các khoản giảm trừ như phụ cấp độc hại, phụ cấp đi biển, đi giàn, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, các khoản khoán công tác phí, trang phục… Đối với kê khai, giảm trừ gia cảnh nhiều trường hợp không đúng theo quy định hoặc trùng lắp.

  – Áp dụng phương pháp tính thuế chưa đúng với từng nhóm cá nhân chịu thuế: tính theo biểu thuế lúy tiến đối với các các cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc thuê lao động thực hiện từng dịch vụ cụ thể.

 – Cá nhân có phát sinh thu nhập ở nhiều nơi nhưng chỉ quyết toán thuế tại cơ quan chi trả thu nhập (nơi cá nhân làm việc chính thức).

 – Cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh có số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã nộp nhưng không tự giác kê khai quyết toán thuế theo. Trừ trường hợp từ 01/07/2013, cá nhân có thu nhập tiền lương kí hợp đồng lao động từ tiền lương ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị và có thêm thu nhập vãng lai ở nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10%, nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này hoặc có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 2 triệu đồng, đã nộp thuế tại nơi cho thuê, nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

 – Cá nhân có thu nhập tại 2 nơi trở lên được các đơn vị chi trả thu nhập giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc trùng lắp, không đúng đối tượng, quyết toán thay cho cá nhân không đúng quy định. Trường hợp kê khai trùng lắp chưa có biện pháp tin học hỗ trợ kịp thời hữu hiệu, nhất là nếu việc khai giảm trừ trùng lắp ở các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, từ 01/7/2013 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực, cơ quan thuế sẽ tự động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc. Khi đó, nếu cá nhân khác lại khai giảm trừ người phụ thuộc đó thì hệ thống sẽ phát hiện được và từ chối.

 – Không khấu trừ tính thuế đối với thu nhập trúng thưởng

 – Không khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác: Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý có tổng mức trả thu nhập từ  2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân.

 – Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn nêu trên phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chứng từ khấu trừ thuế theo đơn đề nghi.

3-  Rủi ro về thuế TNCN – Người nước ngoài

 – Đối với cá nhân không cư trú (bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam): Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

 – Đối với cá nhân cư trú (là thu nhập toàn cầu, thu nhập từ tiền lương, tiền công;…)

KẾ TOÁN HÀ NỘI – CHUYÊN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ