Ngày đăng: 09/09/2014 | Chuyên mục: Tài liệu kế toán | Lượt xem: 2005


     

CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 211 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

    Tài khoản 211 – Tài sản cố định dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và TSCĐ thuê tài chính theo nguyên giá.

 

>> Hướng dẫn hạch toán tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

>> Hướng dẫn hạch toán tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ

I- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình

Bên Nợ:

– Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ. . .;

– Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp. . .;

– Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

Bên Có:

– Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,. . .;

– Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;

– Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.

Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình, có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 2111 – TSCĐ hữu hình: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá

– Tài khoản 2112 – TSCĐ thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trị TSCĐ doanh nghiệp đi thuê dài hạn theo phương thức thuê mua tài chính

– Tài khoản 2113 – TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá

II – Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

A. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình:

1. Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

2. Trường hợp TSCĐ được mua sắm:

2.1. Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình (Kể cả mua mới hoặc mua lại TSCĐ đã sử dụng) dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, . . .

Có TK 311 – Phải cho người bán

Có TK 341 – Vay dài hạn.

2.2. Trường hợp mua sắm TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, . . .

Có TK 311- Phải cho người bán

Có TK 341- Vay dài hạn.

3. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

– Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho XDCB, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn [Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)]

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

– Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ).

– Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

4. Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112, 331. . .

5. Trường hợp TSCĐ hữu hình tự chế:

– Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho SXKD, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn bán hàng

Có TK 155 – Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)

Có TK 154 – Chi phí SXKD dỡ dang (Nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay, không qua kho).

Đồng thời ghi tăng TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Doanh thu là chi phí sản xuất thực tế sản phẩm).

– Chi phí lắp đặt, chạy thử,. . . liên quan đến TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112, 331. . .

6. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

6.1. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:

Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi).

6.2. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:

Khi giao TSCĐ hữu hình tương tự cho bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời khi gia tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Nếu có).

– Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

– Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

– Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có các TK 111, 112,. . .

7. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trức gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,. . .

8. Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư XDCB hoàn thành:

8.1. Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị:

– Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang.

– Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho)

Có TK 241 – XDCB dỡ dang.

– Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các quỹ doanh nghiệp để đầu tư XDCB, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và các quỹ doanh nghiệp khi quyết toán được duyệt.

8.2. Trường hợp quá trình đầu tư XDCB không được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị (Đơn vị chủ đầu tư có tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư XDCB):

– Khi doanh nghiệp nhận bàn giao TSCĐ là sản phẩm đầu tư XDCB hoàn thành và nguồn vốn hình thành TSCĐ (Kể cả bàn giao khoản vay đầu tư XDCB), ghi:

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có khấu trừ)

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Phần vốn chủ sở hữu)

Có TK 341 – Vay dài hạn (Phần vốn vay các tổ chức tín dụng); hoặc

Có TK 343 – Trái phiếu phát hành (Phần vốn vay trực tiếp do phát hành trái phiếu).

Có TK 136 – Phải thu nội bộ (Phần vốn đơn vị cấp trên giao).

– Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nếu TSCĐ (Đầu tư qua nhiều năm) được nghiệm thu, bàn giao theo giá trị ở thời điểm bàn giao công trình (Theo giá trị phê duyệt của cấp có thẩm quyền), ghi:

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá được duyệt)

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Phần vốn chủ sở hữu)

Có TK 341 – Vay dài hạn

Có TK 136 – Phải thu nội bộ.

9. Trường hợp công trình hoặc hạng mục công trình XDCB hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được duyệt quyết toán vốnđầu tư, thì doanh nghiệp căn cứ vào chi phí đầu tư XDCB thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng TSCĐ (Để có cơ sở tính và trích khấu hao TSCĐ đưa vào sử dụng). Sau hi quyết toán vốn đầutư XDCB được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tình thì kế toán thực hiện điều chỉnh tăng, giảm số chênh lệch.

10. Trường hợp nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác bằng TSCĐ hữu hình, căn cứ giá trị TSCĐ được các bên liên doanh chấp thuận, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

11. TSCĐ nhận được do điều động nội bộ Tổng công ty (Không phải thanh toán tiền), ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn).

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Giá trị còn lại).

12. Trường hợp dùng kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án để đầu tư, mua sắm TSCĐ, khi TSCĐ mua sắm, đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112

Có TK 241 – XDCB dỡ dang

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 461 – Nguồn vốn kinh phí sự nghiệp (4612).

Đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 466 – Nguồn vốn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Nếu rút dự toán TSCĐ, đồng thời ghi đơn bên có TK 008 – Dự toán chi sự nghiệp, dự án.

13. Trường hợp đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, ghi:

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 331, 341,. . .

– Đồng thời kết chuyển giảm quỹ phúc lợi, ghi:

Nợ TK 4312 – Quỹ phúc lợi

Có TK 4313 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

14. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như đã sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cầp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi

Nợ TK 241 – XDCB dỡ dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 112, 152, 331, 334,. . .

– Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cập TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:

+ Nếu thoản mãn càc điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Nếu không thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu giá trị nhỏ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị lớn hơn phải phân bổ dần)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang.

B. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận.  Trong mọi tường hợp giảm TSCĐ hữu hình, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có).

Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

1. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:

TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết (Lập Hội đồng xác định giá, thông báo công khai và tổ chức đấu giá, có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ. . .). Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ:

1.1 Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:

– Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

– Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .

Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

1.2 Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

– Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

1.3 Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

– Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Có TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có).

– Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có các TK 111, 112,. . .

2. Trường hợp thanh lý TSCĐ:

TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

3. Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ hữu hình:

3.1. Khi góp vốn vào cơ sổ kinh doanh đồng kiểm soát bằng tài sản cố định hữu hình, ghi:

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá trị do các bên liên doanh đánh giá)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hoãn lại phần chênh lệch tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh).

3.2. Định kỳ, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cồ định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, kế toán phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ trong kỳ ).

4. Kế toán TSCĐ hữu hình phát hiện thừa, thiếu:

Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

4.1. TSCĐ phát hiện thừa:

– Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có các TK 241, 331, 338, 411,. . .

– Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình, phải căn cứ cào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ các TK Chi phí sản xuất, kinh doanh (TSCĐ dùng cho SXKD)

Nợ TK 4313 – Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ hữu hình (TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi)

Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án)

Có TK 241 – Hao mòn TSCĐ (2141).

Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu không xác định được đơn vị chủ tài sản thì phải báo ngay cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài tài chính cùng cấp (nếu là DNNN) biết để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” (Tài khoản Cân đối kế toán) để theo dõi hộ.

4.2. TSCĐ phát hiện jthiếu phải được truy cứu nguyên hân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.

– Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ “Biên bản xử lý TSCĐ thiếu” đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ các TK 111, 334, 138 (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình.

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

(1) Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

(2) Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334 -Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương người lao động)

Có các TK liên quan (Tuỳ theo quyết định xử lý).

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

(1) Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 4313 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

(2) Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương người lao động)

Có TK 4312 – Quỹ phúc lợi.

– Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh:

(1) Phản ánh giảm TSCĐ. Phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

(2) Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Tiền bồi thường)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 138 – Phải thu khác (1381).

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

(1) Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 “Tài khoản thiếu chờ xử lý”, ghi:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

(2) Khi có quyết định xử lý thu hồi bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 334,. . .

Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

Đồng thời phản ánh số thu hồi bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có các TK liên quan (TK 333, 461,. . .).

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi:

(1) Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 4313 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 “Tài khoản thiếu chờ xử lý”, ghi:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 4312 – Quỹ phúc lợi.

(2) Khi có quyết định xử lý thu hồi bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 334,. . .

Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

5. Đối với TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất, kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ ghi:

Nợ các TK 623, 627, 642 (Nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).

6. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ hữu hình là thuê hoạt động (Xem quy định ở TK 811 hoặc 711).