Ngày đăng: 05/09/2014 | Chuyên mục: Tài liệu kế toán | Lượt xem: 3711


     

CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 159 – CÁC KHOẢN DỰ  PHÒNG

   Tài khoản 159 – các khoản dự phòng dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

  >> Hướng dẫn hạch toán tài khoản 131 – Phải thu khách hàng 

  >> Hướng dẫn hạch toán tài khoản 635 – Chi phí tài chính 

    Các khoản dự phòng này được lập để ghi nhận các khoản tổn thất có thể phát sinh do sự giảm giá của chứng khoán ngắn hạn doanh nghiệp đang nắm giữ, sự giảm giá của các loại hàng tồn kho và do phát sinh các khoản thu khó đòi.

I – Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 159 – Các khoản dự phòng

Bên Nợ:

– Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập trong trường hợp số phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước.

– Giá trị các khoản phải thu không thể đòi được, được bù đắp bằng số dự phòng đã trích lập.

– Giá trị dự phòng các khoản phải thu khó đòi được hoàn nhập trong trường hợp số phải lập năm nay lớn hơn số còn lại của năm trước

Bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Số dư bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.

Tài khoản 159 – Các khoản dự phòng, có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1591 – Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

Tài khoản 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi

Tài khoản 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

II – Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

A. Đối với dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào biến động giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn hiện có, tính toán mức dự phòng cần lập lần đầu, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 1591 – Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

2. Cuối kỳ kế toán sau:

– Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 1591 – Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

Có TK 635 – Chi phí tài chính

– Nếu khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngăn hạn đã lập ở cuối kỳ kế toán thì trích lập thêm số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 1591 – Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

B. Đối với dự phòng phải thu khó đòi

1. Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được( Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập:

– Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi

2. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

Có TK 138 – Phải thu khác

Đồng thời ghi bên Nợ TK 004 " Nợ khó đòi đã xử lý" 

C. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

     Có TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

2. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

– Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

     Có TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

– Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

     Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).