Ngày đăng: 25/08/2014 | Chuyên mục: Tài liệu kế toán | Lượt xem: 2402


      

CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN TẠM ỨNG – TK 141

   Tài khoản 141 – tài khoản tạm ứng dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

 

>> Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 111 – Tiền mặt

>> Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 334 – Phải trả người lao động

I – Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 141 

Bên Nợ:

Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.

Bên Có:

– Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;

– Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;

– Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.

Số dư bên Nợ: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán.

II – Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế 

1. Khi tạm ứng tiền mặt hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi:

Nợ TK 141 – Tạm ứng

    Có các TK 111, 112, 152,. . .

2. Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 631, 642. . .

   Có TK 141 – Tạm ứng

3. Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

     Có TK 141 – Tạm ứng.

4. Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 241. . .

      Có TK 111 – Tiền măt.