Mẫu Bảng thanh toán tiền lương và cách lập theo Thông tư 133
Mẫu Bảng thanh toán tiền lương được bộ phận kế toán, hành chính tham khảo khi thực hiện tính lương vào cuối mỗi tháng cho cán bộ công nhân viên tại công ty được thuận tiện, chuẩn xác, nhanh chóng nhất. Hôm nay, Kế toán Hà Nội sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc mẫu Bảng thanh toán tiền lương và cách lập theo Thông tư 133, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu bảng chấm công và cách lập theo Thông tư 133
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ và cách lập theo Thông tư 133
Khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế
Mẫu Bảng thanh toán tiền lương:
Mẫu Bảng thanh toán tiền lương tải về tại đây:
+ File word: TẢI VỀ
+ File excel: TẢI VỀ
1. Mục đích
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
– Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành…
+ Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.
+ Cột 1,2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.
+ Cột 3,4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.
+ Cột 5,6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.
+ Cột 7,8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.
+ Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.
+ Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.
+ Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.
+ Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.
+ Cột 13,14,15,16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.
+ Cột 17,18: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II.
+ Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.
– Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.
– Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Trên đây là mẫu Bảng thanh toán tiền lương và cách lập theo Thông tư 133 mà Kế Toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Hi vọng rằng, bài viết sẽ hữu ích trong quá trình học tập và làm việc của các bạn. Các bạn hãy chia sẻ những thông tin bổ ích này tới bạn bè, đồng nghiệp của mình nhé!
Kế toán Hà Nội chúc bạn thành công!
BTV – Vũ Lương
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội: 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO: