Mẫu hợp đồng giao khoán và cách lập theo Thông tư 133
Hợp đồng giao khoán là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán dựa trên nội dung hợp đồng giao khoán giữa người giao khoán và người nhận khoán. Hôm nay, Kế toán Hà Nội sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc mẫu Hợp đồng giao khoán mới nhất và cách lập theo Thông tư 133. Cùng theo dõi bạn nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế
Hướng dẫn cách tính lương làm bảng lương mới nhất
Mẫu Hợp đồng giao khoán:
Mẫu Hợp đồng giao khoán tải về: >> TẠI ĐÂY<<
1. Mục đích
Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.
Phần I. Điều khoản chung:
– Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.
– Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán.
– Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.
– Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.
Phần II. Điều khoản cụ thể:
– Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thành toán) đối với bên nhận khoán.
– Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản :
+ 1 bản giao cho người nhận khoán;
+ 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;
+ 1 bản chuyển về phòng kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.
– Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.
Trên đây là Mẫu Hợp đồng giao khoán và cách lập theo Thông tư 133 mà Kế Toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Các bạn hãy chia sẻ những thông tin bổ ích này tới bạn bè, đồng nghiệp của mình nhé!
Kế toán Hà Nội chúc bạn thành công!
BTV – Vũ Lương
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội: 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO: