Ngày đăng: 14/05/2015 | Chuyên mục: Nghiệp vụ kế toán | Lượt xem: 1645


     

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ BẢO HÀNH DỒN TÍCH

   Khoảng thời gian liên quan đến việc bảo hành có thể dàn trải ra hai kỳ kế toán hoặc nhiều hơn. Theo nguyên tắc phù hợp thì công ty cần ghi nhận chi phí bảo hành trong kỳ thực hiện bán hàng. Có môt phương pháp để kế toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá: Phương pháp chi phí bảo hành dồn tích

  Theo phương pháp dồn tích, công ty ghi nhận chi phí bảo hành và khoản nợ ước tính cho việc thực hiện bảo hành trong tương lai vào kỳ bán hàng. Phương pháp này dựa trên giả định rằng công ty đưa ra chính sách bảo hành để thúc đẩy doanh số, và do đó chi phí bảo hành ước tính cần được ghi nhận để phù hợp với các khoản doanh thu này.

    Bài viết này, KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ làm rõ Phương pháp kế toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá dồn tích.

  Ví dụ: Công ty HD bắt đầu sản xuất và đưa ra thị trường một dòng xe ô tô mới từ tháng 1/2015 với chính sách bảo hành là sẽ sữa chữa miễn phí (cả phụ tùng thay thế và tiến công, ngoại trừ các phụ tùng cần thay thế do hao mòn tự nhiên) trong vòng 3 năm hoặc 100.000 km, tuỳ theo điều kiện nào đến trước. Trong năm 2015 công ty đã bán được 1.000 xe với giá bán 1.200.000.000 đ/xe, thuế tiêu thụ đặc biệt là 50%, thuế GTGT 10%, giá vốn 600.000.000 đ/xe. Bằng kinh nghiệm của mình công ty ước tính rằng 2% xe sẽ hỏng nặng với chi phí ước tính cho việc sửa chữa là 50.000.000 đ/xe, và 5% xe sẽ hỏng nhẹ với chi phí sửa chữa chữa ước tính 10.000.000 đ/xe. Trong năm 2015 công ty đã phát sinh chi phí bảo hành là 400.000.000 đồng.

Chi phí bảo hành ước tính cho số xe tiêu thụ năm 2015 là:

1.000 x 2% x 50.000.000 + 1.000 x 5% x 20.000.000 = 2.000.000.000 đ.

Các bút toán mà công ty phản ánh việc bán xe từ 4-12/2015 như sau:

  • Phản ánh doanh thu bán xe:

Nợ TK 111, 112, 131                          1.280.000.000.000

Có TK 5112                                                                 800.000.000.000

Có TK 3332                                                                 400.000.000.000

Có TK 33311                                                                 80.000.000.000

  • Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632                                          600.000.000.000

Có TK 155                                                                   600.000.000.000

  • Trích trước chi phí bảo hành:

Nợ TK 641                                          2.000.000.000

Có TK 3521                                                                 2.000.000.000

  • Chi phí bảo hành phát sinh:

Nợ TK 3521                                        400.000.000

Có TK 154, 152, 334, 331, 336                                               400.000.000

    Trên Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, công ty báo cáo chi phí bảo hành đối với số sản phẩm đã bán năm 2015 là 2.000.000.000. Trên Bảng cân đối kế toán năm 2015, số dư Có TK 3521 cho dòng xe này là 1.600.000.000 sẽ được trình bày ở phần Nợ ngắn hạn hay dài hạn? Giả sử công ty ước tính chi phí bảo hành cho số xe đã bán năm 2015 sẽ phát sinh trong năm 2016 là 500.000.000 đ, năm 2017 là 600.000.000 đ, năm 2018 là 500.000.000 đ. Trong trường hợp này công ty sẽ trình bày ở phần Nợ ngắn hạn là 500.000.000 đ tương ứng với khoản nợ bảo phải thực hiện năm 2016, 1.100.000.000 đ ở phần Nợ dài hạn tương ứng với khoản nợ bảo hành phải thực hiện năm 2017, 2018.

    Năm 2016, khi phát sinh chi phí bảo hành liên quan đến 1.000 chiếc xe đã bán trong năm 2015 công ty HD ghi:

Nợ TK 3521                                        500.000.000

Có TK 154, 152, 334, 331, 336                                               500.000.000