Ngày đăng: 20/03/2019 | Chuyên mục: Tài liệu kế toán | Lượt xem: 2101


Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ và cách lập theo Thông tư 200

Dịch vụ rà soát sổ sách báo cáo tài chính - KTHN Ở bài viết số này, Kế toán Hà Nội xin chia sẻ tới quý bạn đọc mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ và cách lập theo Thông tư 200. Đây là mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất được ban hành kèm Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Cùng Kế toán Hà Nội tìm hiểu nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu bảng chấm công và cách lập theo Thông tư 200

                               Khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế 

Mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ:

Mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ tải về tại đây:

+  File word:     TẢI VỀ  

+  File excel:   TẢI VỀ  

1. Mục đích

Bảng chấm công làm thêm giờ dùng để theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.   

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi 

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.

      +  Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.

      +  Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ…đến giờ…) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.

      +  Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.

      +  Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.

      +  Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết.

     +  Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động. 

 –  Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm…) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

 –  Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ và chuyển bảng chấm công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền). Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Trên đây là mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ và cách lập theo Thông tư 200 mà Kế Toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Các bạn hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này tới bạn bè, đồng nghiệp của mình nhé!

Kế toán Hà Nội chúc bạn thành công!

                              BTV – Vũ Lương

Dịch vụ kế toán thue trọn gói - KTHN - arrow Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan

Khóa học kế toán kèm riêng Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội: 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

⏩  Khóa học kế toán thực tế  ⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính
 Lớp ôn thi đại lý thuế ⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Ôn thi chứng chỉ hành nghề thuế ⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Ôn thi đại lý thuế ⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế